Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Theo chuyên gia nghiên cứu cổ học Phương Đông Hà Thành (Trung tâm Trắc nghiệm, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), tiết Thanh minh mỗi năm một khác. Năm nay Thanh minh bắt đầu từ ngày 5/4 (tức 6/3 âm lịch) và kết thúc vào khoảng ngày 20, hay 21/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Khi đi tảo mộ, mọi người không nên ăn uống ngay tại nghĩa trang vì không đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Ngọc Thúy
|
Lễ cúng Thanh minh thế nào?
Theo ông Phúc Thúy (Trung tâm nghiên cứu cổ học
Phương Đông - thuộc Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam), tảo mộ tiết
Thanh minh hàng năm là một phong tục đẹp có từ xa xưa, được sử sách ghi
chép rõ ràng. Sách “Lễ ký” đã viết: “Bậc vương giả thì tế trời đất, các
chư hầu thì tế sông núi, các đại phu thì tế vua, các bậc thứ dân thì tế
tổ tiên”. Việc cắt cỏ và đắp đất lên mộ gọi là “tảo mộ”.
Tục xưa lễ tảo mộ là người dân tới nghĩa trang, gia
chủ thắp hương xin phép quan thần linh cho phép viếng thăm mộ gia tiên
và tảo mộ. Nếu có cỏ rậm, cây trùm lên mộ thì phát quang để tránh rắn,
chuột đào hang, làm tổ… mà phạm tới vong linh, rồi đắp thêm đất tôn cao
mộ phần…Xong xuôi gia chủ bày biện lễ vật, thắp hương, nến, dâng bộ tam
sinh (dùng tế trong các đại lễ xưa là , heo, dê),vịt quay , gà hấp muối, gà hấp xì dầu .v.v, hương, đèn, đốt vàng
bạc quần áo mã… tại các phần mộ, rồi về nhà cúng gia tiên, gia thần.
Ngày nay lễ Thanh minh đơn giản hơn, có thể dùng lễ
chay hoặc lễ mặn. Lễ chay gồm nước, xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai
nước, gạo muối, bỏng, bơ, chén mật ong…). Lễ mặn có thể: Nước, hương,
đèn (nến), trầu cau, tiền vàng, rượu, thịt (hoặc chân giò, gà luộc,
khoanh giò nạc…), hoa quả. Nói chung gia đình có gì thắp hương đó, không
cầu kỳ. Đặt lễ vào kỳ đài (hoặc cây hương từng khu, nơi không có cây
hương thì dùng ghế rồi đặt mâm lễ lên), khấn xin phép tảo mộ. Là mộ xây
thì xin phép được bao sái mộ chí, sơn vẽ, tu sửa phần bị hư hỏng. Là mộ
đất thì xin phép rẫy cỏ, đắp đất tôn cao… (sơn hoa ở mộ nên chọn màu đỏ
để khu mộ vượng khí). Nên thăm mộ tổ trước, rồi tới các mộ kế cận. Chủ
lễ là trưởng họ (hoặc trưởng nam hoặc người già nhất họ) sẽ dâng hương,
con cháu đồng tâm khấn vái. Hết 2/3 hương thì hóa vàng, hạ lễ và thụ
lộc. Nên thắp hương cả ở những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng.
Ông Hà Thành cho rằng, hiện có nhiều gia đình sửa lễ
mang ra mộ cúng, sau đó về nhà cúng tại gia, khấn tất cả gia tiên nội
ngoại về phối hưởng. Lễ cúng Thanh minh không nên mời thầy cúng mà sinh
tốn kém. Nên thành tâm khấn vái hoặc đơn giản nhất là theo Văn khấn gia
tiên.
Thực hiện việc “hiếu” giàu yếu tố tâm linh dịp Thanh
minh vừa tiết kiệm, trang trọng, văn minh xuất phát từ cái tâm, cái đức
của con cháu sẽ phù hợp hơn rất nhiều với điều kiện kinh tế của từng gia
đình, dòng họ. Người dân cần nâng cao nhận thức, thực hiện nếp sống văn
minh, giảm thiểu những thủ tục không cần thiết trong ma chay, xây lăng
mộ… đỡ tốn kém cho con cháu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét