Để tìm những loại sách và cách đọc phù hợp với độ tuổi của bé, bạn có
thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ Như Huỳnh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP
HCM) dưới đây.
Khi bé lớn thêm một chút, cha mẹ có thể đọc cho con mỗi ngày, nên chọn loại sách có màu sắc tươi tắn, những hình vẽ đơn giản và giữ được lâu.
Giai đoạn này, trẻ đã dần học được kỹ năng đọc qua việc quan sát cách
cha mẹ đọc sách cho mình, trẻ cũng bắt đầu hiểu được ý nghĩa của một số
biểu tượng trên sách. Bé sẽ thích thú tham gia vào việc đọc sách trực
tiếp với cha mẹ bằng cách đòi được lật các trang sách, đặt câu hỏi và
đưa ra lời nhận xét về nội dung. Trong thời kỳ này, sách sẽ là công cụ
hữu hiệu để cha mẹ có thể dạy trẻ kiến thức cơ bản như hình dáng, kích
thước, màu sắc. Ngoài ra, trẻ có thể đặt những câu hỏi thắc mắc về thời
tiết, con người, động vật, thực vật. Vì thế bạn nên chọn cho con loại
sách có nhiều tranh ảnh động vật, thực vật, con người, thế giới tự
nhiên.
Trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu học được từ mới, các khái niệm mới mỗi ngày
và có thể bắt đầu tự đọc sách một mình. Giai đoạn này cần chọn loại sách
phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ. Nếu cha mẹ đánh giá quá cao khả
năng đọc sách của bé mà chọn loại sách “cao siêu” thì có thể làm trẻ
chán nản, không thích đọc sách nữa. Những “bạn đọc nhí” này thích hợp
với sách, truyện có câu chữ đơn giản, mạch chuyện rõ ràng.
Khi trẻ càng lớn, sự ham thích đọc sách của trẻ sẽ càng tăng. Chúng thích những quyển sách miêu tả cuộc sống thực tế về gia đình, bạn bè, trường học.
Trẻ ở lứa tuổi này đã có những hiểu biết nhất định về xã hội, con người
và thế giới xung quanh. Chúng không còn thích những câu chuyện với nhân
vật có tính cách đơn giản, những quyển sách có kết thúc dễ đoán nữa.
Trẻ sẽ thích đọc sách có nội dung phức tạp, có chiều sâu và đòi hỏi phải
suy nghĩ. Cha mẹ có thể chọn cho trẻ loại sách phiêu lưu mạo hiểm, khoa
học viễn tưởng. Trẻ cũng có thể đọc những quyển sách về cuộc đời các
nhà khoa học, danh nhân, nghệ sĩ, vận động viên thể thao, anh hùng dân
tộc.
- Trò chơi ô chữ: Những trò chơi đố chữ, xếp chữ cũng sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc của mình đồng thời biết cách vận dụng câu chữ vào đời sống. Nếu bạn không có thời gian sáng tạo ra những ô chữ thì hãy tham khảo ở cuốn sách hướng dẫn. Có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn. Những ô chữ cần phải chứa đựng thông tin ngắn gọn và súc tích.
- Khuyến khích nhiều hoạt động liên quan đến đọc: Bạn hãy làm cho việc đọc chữ trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của con. Bạn hãy cho con đọc thực đơn nhà hàng, các hướng dẫn trò chơi, bản tin thời tiết, giờ chiếu phim, biển hiệu và tất cả thông tin hàng ngày khác. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng trẻ luôn có một thứ gì đó để đọc trong thời gian nhàn rỗi như khi bé đợi bạn hoặc trong khi đang ngồi trên xe hơi.
Ảnh: wordpress.com |
Trẻ nhỏ: Từ 0 đến 18 tháng
Một điều thú vị là bé có thể đọc sách ngay từ lúc mới sinh. Với những
em bé mới chào đời, bạn có thể đọc cho bé nghe trong lúc cho ăn hoặc
trong khi chăm sóc bé. Thật ra ở độ tuổi này, điều quan trọng là thời
gian bạn ở bên cạnh chơi đùa và đọc sách với con, hơn là nội dung quyển
sách nói những gì.Khi bé lớn thêm một chút, cha mẹ có thể đọc cho con mỗi ngày, nên chọn loại sách có màu sắc tươi tắn, những hình vẽ đơn giản và giữ được lâu.
Trẻ ở độ tuổi chập chững biết đi: 18 tháng - 3 tuổi
Thời kỳ này, trẻ bắt đầu hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh, chúng
bắt đầu biết được nhiều từ ngữ, bập bẹ những câu thơ, bài hát. Bạn có
thể cùng đọc sách với con, giải thích cho trẻ nội dung câu chuyện. Trẻ ở
lứa tuổi này có thể xem một cuốn sách thật nhiều lần, sự lặp lại này
cũng là một phần trong quá trình học hỏi của trẻ. Do đặc điểm trẻ có
thời gian tập trung chú ý còn ngắn nên sách chọn cho con cần ngắn gọn,
đơn giản, có nhiều tranh vẽ. Nên chọn quyển sách khổ lớn với một nhân
vật chính xuyên suốt, nội dung dễ hiểu, có kết thúc rõ ràng.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo: 3-6 tuổi
Trẻ ở độ tuổi đi học: 6-9 tuổi
Khi trẻ càng lớn, sự ham thích đọc sách của trẻ sẽ càng tăng. Chúng thích những quyển sách miêu tả cuộc sống thực tế về gia đình, bạn bè, trường học.
Trẻ lớn: 9-12 tuổi
Để trẻ ham đọc sách, bạn có thể dạy con thói quen đọc qua các cách sau:
- Thói quen nhắn tin: Thường xuyên ghi ra giấy hay ghi lên bảng những
thông điệp dành cho trẻ như: những ghi chú nhỏ, tin nhắn hoặc lời nhắc
nhở, bảo trẻ đọc và nếu cần thiết hãy bảo trẻ trả lời. Điều này không
chỉ rèn luyện kỹ năng đọc mà còn cả kỹ năng diễn đạt suy nghĩ ở trẻ nữa.- Trò chơi ô chữ: Những trò chơi đố chữ, xếp chữ cũng sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng đọc của mình đồng thời biết cách vận dụng câu chữ vào đời sống. Nếu bạn không có thời gian sáng tạo ra những ô chữ thì hãy tham khảo ở cuốn sách hướng dẫn. Có rất nhiều loại cho bạn lựa chọn. Những ô chữ cần phải chứa đựng thông tin ngắn gọn và súc tích.
- Khuyến khích nhiều hoạt động liên quan đến đọc: Bạn hãy làm cho việc đọc chữ trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của con. Bạn hãy cho con đọc thực đơn nhà hàng, các hướng dẫn trò chơi, bản tin thời tiết, giờ chiếu phim, biển hiệu và tất cả thông tin hàng ngày khác. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng trẻ luôn có một thứ gì đó để đọc trong thời gian nhàn rỗi như khi bé đợi bạn hoặc trong khi đang ngồi trên xe hơi.
Theo Giadinh.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét