Bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn
- Bình
Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh
tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần
tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Và có lẽ chỉ có bánh tráng
nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất – rất đạm bạc, thơm ngon
và hiếu khách. bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau,
cộm lên những xác cơm dừa và mè hạt.
- Nguyên liệu chính :để làm bánh tráng
nước dừa là củ mì xát nhỏ, lọc kỹ với nước và gia vị. Cơm dừa được mài
vụn lấy nước cốt từ chiều hôm trước, bột và gia vị chuẩn bị sẵn
- Cách tráng bánh:
- Cách tráng bánh:
-Trong lúc chờ nước trong nồi sôi, người ta trộn đều bột với nước cốt
dừa, vừng, gia vị.
- Khi nước sôi, múc bột đổ vào khuôn vải được căng trên
miệng nồi, dùng gáo múc bột tráng đều trên mặt khuôn có chiều rộng bằng
cái sàng gạo, đậy vung chừng 2 phút thì vớt bánh ra vỉ, cứ đủ 10 cái là
phơi ra nắng. Tráng cho xong chiếc bánh rất đơn giản.
- Nhưng để cái bánh
vừa tròn vừa đều, kích cỡ, độ dày xêm xêm nhau lại đòi hỏi phải có kinh
nghiệm. Chỉ múc nhiều hoặc ít bột một tý, chiếc bánh sẽ to nhỏ không
đều. Tráng không đều tay, chiếc bánh sẽ không tròn hoặc chỗ dày, chỗ
mỏng…
- Chiếc bánh được vớt ra bằng chiếc que tre, trải tấm bánh vừa tráng
xong lên vỉ cũng vậy. Động tác này chỉ được phép làm một lần, nếu đặt
sai vị trí, gỡ ra đặt lại thì chiếc bánh sẽ bị rách.
- Khi phơi, làm sao
cho bánh không bị cong cũng là một bí quyết. Những chiếc bánh tráng phơi
khô, xếp lại một chồng được ràng (buộc) bằng dây chuối, vậy là được một
ràng bánh tráng.
-Là món ăn ngon, giản dị, chỉ cần nướng nở thật đều qua lửa than. Khi
gặp lửa, bánh căng phồng lên, nước dừa cứ ứa ra như lớp mỡ, dậy mùi béo
ngậy, chưa ăn đã thấy mùi thơm quyến rũ.
- Nhiều người còn đem phết lên mặt bánh một lớp mật đường hoặc mạch nha; có người phết một lớp mắm ruốc ngon, ăn càng thấy mặn mà lạ miệng, chất béo cứ ngấm dần xuống tận cổ. Nhai vào miệng giòn tan, vị béo của dừa hòa quyện với vị béo của mè, mùi hành kết hợp với mùi tiêu, vị ngọt của bột ngọt quyện với vị cay của tiêu tạo thành hương vị dân dã rất đậm đà, vô cùng hấp dẫn.
- Nhiều người còn đem phết lên mặt bánh một lớp mật đường hoặc mạch nha; có người phết một lớp mắm ruốc ngon, ăn càng thấy mặn mà lạ miệng, chất béo cứ ngấm dần xuống tận cổ. Nhai vào miệng giòn tan, vị béo của dừa hòa quyện với vị béo của mè, mùi hành kết hợp với mùi tiêu, vị ngọt của bột ngọt quyện với vị cay của tiêu tạo thành hương vị dân dã rất đậm đà, vô cùng hấp dẫn.
-Ăn bánh tráng nước dừa không cần bàn ghế
bài bản, vừa ăn vừa nói chuyện, gặp ai cũng mời, cũng chia một phần. Có
lẽ vì thế mà nó còn có tên là bánh thơm thảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét